T
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY HỌC SINH LỚP 2 HỌC VỀ THỜI GIAN
Trước khi bắt đầu dạy một kiến thức mới nào đó cho học sinh các em còn bỡ ngỡ chưa làm quen, nên gặp nhiều khó khăn và kiến thức về thời gian ngày-tháng, ngày -giờ cũng vậy. Sau đây là một số bước cần lưu ý khi dạy về thời gian:
1. Cách dạy ngày, tháng, năm
Dạy học sinh nhận biết số ngày trong tháng là một phương pháp mà hầu hết người Việt Nam nào cũng áp dụng. Đó chính là đếm đốt trên mui bàn tay, tưởng lại nhưng lại rất quen thuộc. Cụ thể là cho trẻ nắm bàn tay phải thành nắm đấm để trước mặt (như hình minh họa) rồi tính từ trái qua phải (sau đó từ phải qua trái): Chỗ lồi ra của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2) hay 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11).
Dạy học sinh nhận biết các số ngày trong tháng theo phương pháp nắm đấm phải.
* Các dạng toán ngày, tháng
Dạng 1: xác định tháng cho trước có bao nhiêu ngày?
Quan sát tờ lịch tháng đã cho và kiểm tra ngày cuối cùng trong tháng, đó chính là số ngày của tháng đó.
Ví dụ: trong tờ lịch tháng 4 dưới đây thì tháng đó có 30 ngày, ngày cuối cùng đó là thứ Tư.
Dạng 2: Xác định ngày, tháng cho trước là thứ mấy trong tờ lịch tháng
- Bước 1: mở tờ lịch đúng theo tháng, năm đã cho
- Bước 2: tìm đến ngày cho trước và dóng thẳng lên cột thứ
Từ đó tìm được thứ tương ứng với ngày, tháng cho trước.
Ví dụ: Trong tờ lịch tháng 4 dưới đây thì ngày 13 tháng 4 là thứ mấy trong tuần?
- Em xác định ngày 13 tháng 4 trên tờ lịch
- Dóng thẳng cột thứ và xác định được thứ cần tìm
Vậy ngày 13 tháng 4 là Chủ nhật
Dạng 3: từ thứ, ngày, tháng cho trước để tìm ngày, tháng, cùng thứ đó nhưng của tuần sau hoặc tuần trước thì em tăng hoặc giảm 7 ngày.
Ví dụ:
Ngày 13 tháng 4 của tờ lịch trên là chủ nhật tuần này. Hỏi Chủ nhật tuần sau là ngày bao nhiêu?
Cách giải chi tiết:
- Cách 1: Tìm đến ngày 13 tháng 4 trên tờ lịch
Dóng thẳng đến tuần sau để xác định ngày
Vậy Chủ nhật này là ngày 13 tháng 4 thì Chủ nhật sau là ngày 20 tháng 4
Cách 2: Chủ nhật này là ngày 13 thì chủ nhật sau sẽ tăng thêm 7 ngày và đến ngày là 13 + 7 = 20
Vậy Chủ nhật tuần sau là ngày 20 tháng 4
2. Các bước dạy đọc hiểu giờ trên đồng hồ
Sau đây là các bước đơn giản có thể áp dụng dễ hiểu nhất.
Bước 1: Đếm số
Các em học sinh lớp 2 đều thành thạo các mặt chữ số và cách đếm số. Ở bước này cần phải cho học tập đếm liên tục các số trong khoảng từ 1 đến 60. Khi đếm số học sinh có thể ghi nhớ các thứ tự của các con số. Đây là một bước đệm quan trọng cho việc dạy học sinh ghi nhớ và nhận biết giờ sau này.
Bước 2: Dạy về các khoảng thời gian lớn trong ngày
Trước khi dạy học sinh từng khoảng giờ, phút, giây nhỏ hơn. Cần phải dạy học sinh nhận biết các buổi trong ngày, bao gồm: Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, tối và đêm. Việc này sẽ giúp học sinh dễ dàng phân chia các khoảng thời gian một cách dễ dàng hơn.
Bước 3: Dùng đồng hồ mô hình để giúp trẻ hiểu rõ hơn về cấu tạo
Dạy các em về các khoảng thời gian theo nguyên tắc từ lớn tới bé.
Ví dụ 1 ngày có 24 giờ
1 giờ có 60 phút
1 phút có 60 giây,...
Bước 4: Lấy ví dụ mốc thời gian quen thuộc với học sinh
Đây là một trong các bước giúp xây dựng thói quen, cũng như sự say mê và hứng thú cho các em trong hành trình học và ghi nhớ các mốc thời gian.
Ví dụ như đúng 9 giờ tối, tivi sẽ chiếu bộ phim hoạt hình yêu thích của học sinh chẳng hạn. Hãy cố gắng tìm ra các mộc thời gian mà học sinh cảm thấy thích thú, càng nhiều càng tốt, điều này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ học của học sinh một cách nhanh hơn.
Bước 5: Dạy về đơn vị phút
Hiểu về cấu tạo của một ngày gồm mấy giờ, 1 giờ có bao nhiêu phút. Đến với bước cuối cùng này, bạn cần phải cho học sinh nhận biết được kim nào là kim giờ, kim phút, kim giây.
Người đưa tin
Bùi Thị Doan