PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC THÀNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRƯỜNG TH PHÚC THÀNH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ TVTL HỌC ĐƯỜNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

             

                Phúc Thành, ngày   tháng 3 năm 2025

 

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

TƯ VẤN KĨ NĂNG, PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP GIẢM  CĂNG THẲNG, STRESS

Khi ngồi trên ghế nhà trường, ai trong mỗi chúng ta đều từng gặp phải Stress. Những bài kiểm tra, bài thi cuối kì, những lần chuyển cấp hay cao hơn là tốt nghiệp. Chắc hẳn sự mệt mỏi, căng thẳng hay chán nản đều là thứ mà chúng ta gặp phải. Vậy khi gặp phải Stress trong học tập, bạn tự tìm cho mình những phương pháp để giải quyết Stress. Sau đây là hướng dẫn chocác bạn một số cách để giảm căng thẳng hiệu quả trong việc học tập nhé!

1. Stress là gì? Dấu hiệu stress ở học sinh

Stress là trạng thái tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, chán nản về các vấn đề trong cuộc sống. Tình trạng này có thể khiến tinh thần rơi vào trạng thái bất ổn và tạo ra một loạt các phản ứng sinh lý. Khi bạn liên tục cảm thấy bồn chồn, bất an... cơ thể sẽ tiết ra hormone để cung cấp năng lượng cho các cơ, làm tăng nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn bình thường. Trên thực tế, không phải lúc nào stress cũng mang tính tiêu cực mà sự căng thẳng tích cực cũng có thể có những tác động tích cực đối với sức khỏe tinh thần. Giúp tạo ra động lực và tập trung để giải quyết các vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, nếu trạng thái stress, căng thẳng kéo dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây suy nhược cơ thể, tâm trạng tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Sau đay là một số biểu hiện cho thấy tình trạng stress của học sinh như:

+ Luôn cảm thấy uể oải, chán nản và không có động lực để học tập;

+ Tự ti và luôn đánh giá thấp về giá trị của bản thân và cảm thấy mình thất bại;

+ Ít giao tiếp, chia sẻ và tự tách biệt bản thân với khỏi gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh;

+ Cảm xúc bất ổn, luôn cảm thấy mệt mỏi và bực bội mà không rõ nguyên nhân;

+ Mất đi hứng thú với mọi thứ và không có đam mê;

+ Suy nghĩ tiêu cực, có xu hướng tự làm tổn hại bản thân;

+ Cảm thấy khó thở, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi nhiều và cảm giác lo lắng quá mức.

2. Nguyên nhân gây stress ở học sinh

Stress là trạng thái tâm lý thường gặp ở giới trẻ, đặc biệt là đối tượng học sinh, do phải chịu nhiều áp lực từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân gây stress ở học sinh phổ biến bao gồm:

+ Áp lực từ môi trường học tập như thi cử, điểm số và thành tích;

+ Áp lực sự quản lý, đốc thúc và kỳ vọng của gia đình, thầy cô giáo trong việc học;

+ Mục tiêu tự đặt cho bản thân và tự gây áp lực cho bản thân phải nỗ lực để đạt được nó;

+ Môi trường học tập kém lành mạnh, chẳng hạn như tiếng ồn, thường xuyên xảy ra tranh chấp... khiến người học bị phân tâm và mất tập trung;

+ Sự thay đổi của thời tiết và một số nỗi lo khác như về tài chính hay vì phải sống xa nhà....

+ Áp lực vì phải nỗ lực để đạt được mục tiêu tự đặt cho bản thân

3. Cách giảm stress cho học sinh hiệu quả

Trên thực tế, tình trạng stress có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bởi khi căng thẳng thì khả năng tư duy, ghi nhớ cũng sẽ bị giảm sút theo. Để giải tỏa căng thẳng trong việc học tập, bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây:

3.1. Trò chuyện với bạn bè và người thân

Có một cách để giảm stress cho học sinh rất hữu hiệu là hãy tìm kiếm sự thoải mái trong việc chia sẻ và tâm sự với người thân trong gia đình, bạn bè hoặc bất kỳ ai mà mình tin tưởng. Thay vì cất giấu đi những cảm xúc buồn chán, lo âu của bản thân, thì hãy thử mở lòng để cảm thấy thoải mái hơn.

Hãy thả lỏng và chia sẻ những cảm xúc thật sự của mình, bất kể là bạn đang cảm thấy vui vẻ hay buồn rầu, cảm thấy mệt mỏi ra sao... Gia đình, bạn bè và thầy cô sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe nỗi lòng của bạn và đưa ra những lời khuyên hữu ích, từ đó giúp bạn giải tỏa căng thẳng.

3.2. Điều chỉnh thời khóa biểu

Một trong những cách xả stress trong học tập là chủ động sắp xếp thời gian biểu hợp lý và khoa học. Bởi việc học nhiều môn và phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức một lúc sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, hãy phân bổ thời gian cụ thể cũng như lên kế hoạch và xác định thứ tự ưu tiên cho từng môn học. Đối với các môn học có bài kiểm tra, hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc ôn tập và làm bài tập.

3.3. Đảm bảo ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ ngon và chất lượng cũng là một cách giảm stress cho học sinh. Vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp thời gian sao cho cân bằng với việc học tập và vẫn đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày. Một giấc ngủ khoa học sẽ hạn chế tình trạng căng thẳng, quá tải cho não bộ. Đồng thời, tăng cường khả năng ghi nhớ.

 

Ngược lại, việc thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, lờ đờ. Điều này có thể tác động xấu đến trí não, hệ thống thần kinh gây cảm giác chán nản, tiêu cực và mất động lực để học tập.

3.4. Dinh dưỡng cân đối

Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân đối sẽ góp phần giúp làm giảm stress hiệu quả. Nhiều học sinh hay có thói quen bỏ bữa sáng, ăn sáng qua loa và thiếu chất vì dành quá nhiều thời gian cho việc học. Về lâu dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất học tập.

Một chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ các chất sẽ giúp cơ thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, hãy đảm bảo ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa sáng, tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể.

3.5. Tập thể dục hàng ngày

Một trong những cách để giảm stress cho học sinh là duy trì thói quen vận động, tập luyện thể thao mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp nâng cao thể lực mà còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Nếu quỹ thời gian hạn chế, bạn có thể dành ra ít nhất khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày để tập một số bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, giãn cơ hoặc tham gia các hoạt động vận động nhẹ nhàng.

3.7. Sử dụng âm nhạc để thư giãn

Nghe nhạc cũng là một cách cách giảm stress cho học sinh đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Sau những giờ học căng thẳng, bạn có thể thư giãn đầu óc và giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe một bản nhạc yêu thích hoặc bài nhạc nhẹ nhàng. Âm nhạc không chỉ giúp giải trí mà còn có thể tạo động lực cho học tập và làm việc.

Việc cân bằng giữa việc học tập, nghỉ ngơi và thư giãn sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng stress và tạo thêm hứng thú với việc học. Trên đây là bài viết chia sẻ về nguyên nhân gây stress ở học sinh cũng như các cách giảm stress cho học sinh. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong việc giải tỏa căng thẳng trong học tập nhé!

3.8.  Massage bàn tay là cách giúp giảm stress cho học sinh

Việc ngồi học quá lâu, đầu óc liên tục nạp một lượng thông tin quá lớn rất dễ làm học sinh bị stress. Cách giảm stress nhanh cho học sinh lúc này đó chính là phương pháp massage bàn tay đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Cách làm này sẽ giúp nguồn năng lượng cho cơ thể được thiết lập lại và xoa dịu tinh thần, đồng thời loại bỏ các cảm xúc tiêu cực.

3.9. Đến nơi có nhiều ánh sáng

Tiếp xúc với ánh sáng là một phương pháp hiệu quả giúp giảm đi các triệu chứng lo âu và căng thẳng, đặc biệt là triệu chứng Winter blue (chứng phiền muộn mùa đông). Vì vậy, bạn nên tạo điều kiện để cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng giữa các giờ học giúp não bộ hoạt động hiệu quả và giảm căng thẳng hơn.

3.10.. Rời xa mạng xã hội khi ôn tập

Tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội là con dao hai lưỡi, có thể vừa giúp học sinh giải trí, nhưng cũng sẽ bị tác động tiêu cực khi vô tình bị so sánh với ai đó. Vì vậy, bạn nên ngắt kết nối mạng xã hội trong thời gian học nếu cảm thấy không cần thiết. Thay vào đó, hãy dùng cách giảm stress cho học sinh hiệu quả khác như uống trà hoặc nghe nhạc nêu trên sẽ tốt hơn đấy! 

                                                       Phúc Thành, ngày   tháng 3 năm 2025            

                                                                              NGƯỜI BÁO CÁO

 

                                                                         Nguyễn Thị Thúy

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phương pháp học tập là việc xây dựng một lộ trình học tập cho bản thân nhằm đạt được hiệu quả học tập tốt nhất. Nếu sau quá trình học tập miệt mài nhưng bạn cảm thấy chưa thật sự hài lòng vớ ... Cập nhật lúc : 20 giờ 42 phút - Ngày 10 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Khi ngồi trên ghế nhà trường, ai trong mỗi chúng ta đều từng gặp phải Stress. Những bài kiểm tra, bài thi cuối kì, những lần chuyển cấp hay cao hơn là tốt nghiệp. Chắc hẳn sự mệt mỏi, căng t ... Cập nhật lúc : 20 giờ 41 phút - Ngày 10 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng như hiện nay, giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng cần thiết để thích nghi và thành công trong tươ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 44 phút - Ngày 10 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Hàng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là một thời điểm lịch sử mang ý nghĩa trọng đại ở Việt Nam và thế giới. Ngày Quốc tế Lao động ... Cập nhật lúc : 16 giờ 41 phút - Ngày 10 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Cách đây 50 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi này mở ra kỷ nguyên mới cho Việt Nam, ... Cập nhật lúc : 21 giờ 47 phút - Ngày 7 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Góc sáng tạo là tiết học mới trong môn Tiếng Việt lớp 1 mà ở đó các bạn học sinh được thoả sức sáng tạo trong mỗi tiết học. Tiết này các em được tự làm bưu thiếp để dành tặng những người thâ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 46 phút - Ngày 7 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Nội dung hình học lớp 5 tiếp nối, củng cố và phát triển mở rộng các yếu tố Hình học của Toán 3,Toán 4.Từ những kiến thức ban đầu của Hình học là dạng hình, HS lớp 5 bắt đầu làm quen tới Hình ... Cập nhật lúc : 21 giờ 32 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Tháp dinh dưỡng là một biểu đồ hình kim tự tháp thể hiện lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết trong một ngày của các nhóm thực phẩm cơ bản để xây dựng một khẩu phần ăn uống phù hợp với nhu cầu ... Cập nhật lúc : 15 giờ 18 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Trong tiết học Hoạt đông trải nghiêm lớp 4A trường Tiểu học Phúc Thành vừa qua đã tổ chức thành công về hoạt động tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - một ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt ... Cập nhật lúc : 10 giờ 2 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Một trong những kĩ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 1 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Thông tư 59 -trường Chuẩn quốc gia
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
KẾ HOẠCH CÁC KHOẢN THU NĂM HỌC 2024- 2025
CÔNG KHAI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
CÔNG KHAI THÔNG TIN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG TIN VỀ CHẤT LƯỢNG THỰC TẾ NĂM HỌC 2022- 2023
CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG BÁO CÔNG KHAI KẾ HOẠCH Tiếp nhận, quản lí và sử dụng nguồn tài trợ ( máy tính, điều hòa) Năm học 2022-2023
Thông báo điều chỉnh thời gian
Kế hoạch thi tuyển viên chức năm 2021
THÔNG BÁO Cam kết chất lượng giáo dục của trường tiểu học, năm học 2021 - 2022
TTHÔNG BÁO Công khai thông tin chất lượng giáo dục tiểu học thực tế, năm học 2020 -2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin cơ sở vật chất của trường tiểu học, năm học 2021-2022
TTHÔNG BÁO Công khai kết quả nhận tài trợ và tình hình mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạtđộng dạy học từ nguồn kinh phí tài trợ Năm học 2020 – 2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên Năm học 2021 - 2022
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Chương trình giảm tải học kì 2 của BGD các môn
123456