PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC THÀNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

Gỡ khó cho hai bài dạy ở Tiếng Việt 4: Câu kể Ai làm gì ? và Câu kể Ai thế nào ?

 

Trong chương trình Luyện từ và câu Tiếng Việt 4 (LTVC TV4), có thể nói những bài về câu kể là rất khó dạy. Từ lâu, tôi đã để tâm nghiên cứu tìm cách gỡ khó cho các bài dạy này và có mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm để cùng các thày cô tháo gỡ với mong muốn chúng ta đỡ vất vả hơn mỗi khi lên lớp. Trong 7 bài về hai loại câu kể đó, bài nào cũng rất cần thiết phải tìm ra một cách dạy ngắn gọn, mạch lạc. Trước hết, trong số báo này, tôi xin được đưa ra cách dạy và cũng là “gỡ khó” cho hai bài Câu kể Ai làm gì ?Câu kể Ai thế nào ? để các đồng nghiệp tham khảo. Tôi đề cập hai bài này trước vì, thực tế cho thấy hai bài học này khó dạy hơn cả trong loạt bài về câu kể TV4.

Vì sao nói đây là hai bài dạy rất khó ?

Dạy một bài kiểu lí thuyết từ và câu nói chung, HS phải hoàn thành bài tập  (BT) phần Nhận xét thì mới rút ra được Ghi nhớ . BT phần Nhận xét vừa sức HS, con đường dẫn tới kiến thức mới sẽ dễ dàng. Ngược lại, BT khó, HS chật vật, GV khóc dở mếu dở thì con đường đi đến kiến thức mới rất trắc trở. Dạy câu kể ở lớp 4 không là một ngoại lệ.

Các BT phần Nhận xét trong hai bài học này có những câu hỏi tương đối trừu tượng so với HS. Một số GV có kinh nghiệm thường cho HS “chuẩn bị” bài để mai “có người dự giờ” HS trả lời được trôi chảy. Những GV ít kinh nghiệm hoặc chủ quan, không có sự chuẩn bị cho HS thì rất loanh quanh luẩn quẩn mà không ra được vấn đề.Cấu trúc chung phần Nhận xét hai tiết này là:

BT1: Đọc một đoạn văn.

BT2: Tìm trong mỗi câu các từ ngữ:

+ Chỉ hoạt động (hoặc đặc điểm, trạng thái).

+ Chỉ người hoặc vật có hoạt động (đặc điểm, trạng thái) đó.

BT3: Đặt câu hỏi:

+ Cho từ ngữ chỉ hoạt động (hoặc đặc điểm, trạng thái).

+ Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động.

  HS làm được BT2, đến BT3 thì “tắc”. GV cũng “tắc” vì không khái quát lên được thành kiến thức mới. Tức  là không biết làm thế nào để dẫn HS từ “Nhận xét” đi đến “Kết luận”.

GỠ KHÓ CHO TỪNG BÀI DẠY

Bài “Câu kể Ai làm gì ?” (Tuần 17 TV4 tập 1 trang 167)

I. Hình thành kiến thức

HĐ1. Hướng dẫn HS nhận xét:

Thực hiện yêu cầu 1: Đọc đoạn văn, tìm câu kể Ai làm gì ?

- GV treo bảng phụ, cho HS đọc đi đọc lại nhiều lần để tìm câu Ai làm gì ? trong đoạn văn.

- Nội dung bảng phụ:

Tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

- HS dễ dàng loại trừ câu văn đầu, các câu còn lại đều thuộc mẫu câu Ai làm gì ?

Thực hiện yêu cầu 2: Gạch chân các từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi câu Ai làm gì ? và đặt câu hỏi cho bộ phận đó.

Chú ý: Để đảm bảo thời gian và có tính “tập trung”, GV chỉ yêu cầu HS làm việc với 4/6 câu Ai làm gì ? của đoạn văn.

- HS hoạt động nhóm 4.

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

- Hướng dẫn làm mẫu 1 câu :

? Trong câu “Người lớn đánh trâu ra cày”, những từ ngữ nào chỉ hoạt động ? (đánh trâu ra cày.)

? Ta có thể đặt câu hỏi nào cho bộ phận này ? (Ai đánh trâu ra cày ?)

- các nhóm tự làm các câu còn lại.

- Hết thời gian quy định, GV tổ chức chữa bài trên 1 phiếu to (Dùng bút màu tô đậm các chữ “Làm gì ?) và chốt đáp án đúng:

Câu và từ ngữ chỉ hoạt động

Câu hỏi

Người lớn đánh trâu ra cày.

Người lớn làm gì ?

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

Các cụ già làm gì ?

Mấy chú bé bắc bếp, thổi cơm.

Mấy chú bé làm gì ?

Lũ chó sủa om cả rừng.

Lũ chó làm gì ?

GV hướng dẫn HS nhận xét:

? Các từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi câu Ai làm gì ? trên đây đã trả lời cho câu hỏi nào ? (Làm gì ?)

GV: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì ? đó người ta gọi là bộ phận vị ngữ trong câu Ai làm gì ? (HS nhắc lại)

Thực hiện yêu cầu 3: Gạch chân các từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động trong mỗi câu Ai làm gì ? Đặt câu hỏi cho bộ phận đó.

- Tiến hành tương tự yêu cầu 2.

- Hết thời gian quy định, GV tổ chức chữa bài trên 1 phiếu to (Dùng bút màu tô đậm các chữ “Ai”, “Con gì” và chốt đáp án đúng:

Câu và từ ngữ chỉ hoạt động

Câu hỏi

Người lớn đánh trâu ra cày.

Ai đánh trâu ra cày ?

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

Ai nhặt cỏ, đốt lá ?

Mấy chú bé bắc bếp, thổi cơm.

Ai bắc bếp, thổi cơm ?

Lũ chó sủa om cả rừng.

Con gì sủa om cả rừng ?

Hướng dẫn HS nhận xét:

? Các từ ngữ chỉ người hay vật hoạt động mà các em đã gạch chân trả lời cho câu hỏi nào ? (Ai ?, Con gì ?)

GV: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ?, Con gì ? đó người ta gọi là bộ phận chủ ngữ trong câu Ai làm gì ? (HS nhắc lại)

HĐ2: Hướng dẫn HS ghi nhớ:

? Qua các bài tập trên, các em thấy câu Ai làm gì ? có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? (Câu Ai làm gì gồm hai bộ phận: chủ ngữ và vị ngữ)

? Bộ phận chủ ngữ trử lời cho câu hỏi nào ? (Ai ?, Con gì ?)

? Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào ? (Làm gì ?)

GV kết luận, viết nhanh lên bảng, đóng khung thành “Ghi nhớ”:

Ghi nhớ:

Câu Ai làm gì gồm hai bộ phận:

  • Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi Ai ? hoặc Con gì ?
  • Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi Làm gì ?

II. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1,2: Tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn ?

- HS làm vào vở BTTV và hoạt động nhóm (nhóm 4). GV phát phiếu to cho các nhóm.

- Hết thời gian quy định, GV chữa bài trên phiếu to.

Đáp án đúng:

Bài tập 1:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi/ làm cho tôi chiếc chối cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ/ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi/ đan non lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

GV giải thích câu 1 thuộc mẫu Ai thế nào ? vì ta chỉ có thể hỏi “Cuộc sống quê tôi thế nào ?” chứ không thể hỏi “Cuộc sống quê tôi làm gì ?”.

Bài tập 3: Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì ?

- GV thuyết minh yêu cầu của bài tập.

- Hướng dẫn HS: Các em kể lại trung thực những việc làm của mình khi bắt đầu thức dậy đến lúc đi học.

- HS viết bài ra vở BTTV. Phát phiếu to cho 2 em có khả năng viết tốt nhất.

- Hết thời gian quy định, GV treo phiếu to chữa bài.

- Gọi các HS khác đọc đoạn văn của mình.

- GV tuyên dương những HS viết được đoạn văn hay.

VD: Nghe tiếng nhạc tập thể dục trên Đài Tiếng nói Việt Nam, em bật dậy. Khởi động các khớp chân, tay, gối xong em chạy một vòng quanh làng. Bà con trong làng đi tập thể dục rất đông. Em thích chạy để rèn cho đôi chân thêm cứng. Chạy một hồi, người nóng ran, em tắm luôn. Ăn sáng xong, vừa đúng sáu giờ rưỡi, em khoác cặp tới trường.

 

Bài Câu kể Ai thế nào ? (Tuần 19 TV4 tập 2 trang 24)

I. Hình thành kiến thức:

HĐ1: Hướng dẫn HS Nhận xét:

Thực hiện yêu cầu 1: Đọc đoạn văn, tìm các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn.

- GV treo bảng phụ có đoạn văn.

- Nội dung bảng phụ:

Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.

 

- HS đọc đoạn văn.

- HS hoạt động nhóm tìm câu Ai thế nào ?

- HS phát biểu ý kiến.                    

- GV gạch chân các câu Ai thế nào ? trong đoạn văn. (Đó là các câu 1,2,4,6)

Chú ý: Các tài liệu hướng dẫn, câu “Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu.” được coi là câu Ai làm gì ? Cách xác định đó là sai vì câu này thuộc mẫu câu Ai  thế nào ? Đây là câu văn này miêu tả một trạng thái (cách ngồi của anh quản tượng). Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc phân tích câu trong lúc này, ta chỉ nên xét 4 câu 1,2,4,6.

 Thực hiện yêu cầu 2: Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên rồi đặt câu hỏi cho bộ phận đó.

- GV treo bảng phụ đã chép mỗi câu văn Ai thế nào ? ra một dòng.

- Làm mẫu câu thứ nhất:

? Câu “Bên đường, cây cối xanh um.” Miêu tả gì ? (tả màu sắc và đặc điểm của cây cối bên đường.)

? Những từ ngữ nào tả màu sắc và đặc điểm của cây cối ? (xanh um)

GV gạch chân “xanh um”.

- Ta có câu hỏi gì ? (Cây cối thế nào ?)

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để tiếp tục với các câu còn lại (Có thể dùng vở BTTV). GV phát phiếu to cho các nhóm.

- GV quan sát và giúp đỡ HS. Hết thời gian quy định, GV treo một phiếu to lên chữa bài và chốt đáp án đúng:

Câu và từ ngữ chỉ đặc điểm hoặc trạng thái

Câu hỏi cho từ ngữ miêu tả sự vật

Bên đường, cây cối xanh um.

Cây cối thế nào ?

Nhà cửa thưa thớt dần.

Nhà cửa thế nào ?

Chúng thật hiền lành.

Đàn voi thế nào ?

Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

Anh quản tượng thế nào ?

- GV: Các em vừa gạch chân bộ phận miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật được nói đến trong câu. Bộ phận này người ta gọi là vị ngữ trong câu Ai thế nào ?.

 ? Vậy, bộ phận vị ngữ trong câu Ai thế nào ? thường trả lời câu hỏi gì ? (Thế nào ?)

Thực hiện yêu cầu 3: Gạch chân những từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả trong mỗi câu. Đặt câu hỏi cho bộ phận đó.

- GV thuyết minh yêu cầu của bài tập và tiến hành tương tự yêu cầu 2. Không cần làm mẫu mà phát luôn phiếu to cho các nhóm.

- GV đi lại, giúp đỡ HS làm cho đúng yêu cầu.

- Treo một phiếu to, chữa bài và chốt đáp án đúng:

 

Câu và từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả

Câu hỏi cho từ ngữ miêu tả sự vật

Bên đường, cây cối xanh um.

Cái gì xanh um ?

Nhà cửa thưa thớt dần.

Cái gì thưa thớt dần ?

Chúng thật hiền lành.

Con gì thật hiền lành ?

Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

Ai trẻ và thật khỏe mạnh ?

 

- GV: Như vậy, chúng ta vừa tìm được các từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả trong câu Ai thế nào ? Các từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả trong câu Ai thế nào ? mà chúng ta đang xét người ta gọi là chủ ngữ.

? Các em thấy, chủ ngữ trong những câu này thường trả lời cho câu hỏi nào ? (Ai ? Cái gì ?, Con gì ? Nói khái quát lại là trả lời cho câu hỏi Ai ?)

HĐ2: Hướng dẫn HS Ghi nhớ:

- GV tiếp: Vậy, qua thực hiện các bài tập vừa rồi, các em thấy câu kể Ai thế nào ? gồm mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? Mỗi bộ phận đó trả lời cho câu hỏi gì ?

- GV nhắc đi nhắc lại câu hỏi kép này cho HS suy nghĩ.

- HS suy nghĩ độc lập, xung phong phát biểu, GV chốt đáp án đúng, ghi bảng đóng khung thành “Ghi nhớ”:

Ghi nhớ:

Câu kể Ai thế nào ? gồm hai bộ phận:

  • Chủ ngữ trả lời cho  câu hỏi Ai (cái gì, con gì ) ?
  • Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Thế nào ?

- Yêu cầu HS nhẩm thuộc Ghi nhớ.

II. Luyện tập

Bài tập 1:

- HS làm vào vở BTTV và hoạt động nhóm đôi. GV phát phiếu to cho 2 nhóm.

- Hết thời gian quy định, GV chữa bài trên phiếu to.

Đáp án đúng:

Bài tập 1:

Rồi những người con/ cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà/ trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa/ hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức/ lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh/ thì đĩnh đạc, chu đáo.

GV giải thích câu 3 thuộc mẫu Ai làm gì ? vì ta chỉ có thể hỏi “Những đêm không ngủ, mẹ làm gì ?” chứ không thể hỏi “Những đêm không ngủ, mẹ thế nào ?”.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn kể về các bạn trong tổ em, trong đó có sử dụng một số câu kể Ai thế nào ?

- GV thuyết minh yêu cầu của bài tập.

- GV lưu ý HS học tập lối viết đoạn văn ở bài tập 1, lần lượt kể về từng người, ta sẽ có đoạn văn theo yêu cầu.

Chú ý: Tổ em đông người, em có thể chỉ kể về một số bạn để có đoạn văn khoảng 4-5 câu.

- HS làm việc cá nhân, viết vào vở BTTV, GV phát phiếu to cho hai em có khả năng viết tốt nhất.

- Hết thời gian quy định, GV treo phiếu to chữa bài.

- Gọi các HS khác đọc đoạn văn của mình.

- GV tuyên dương những HS viết được đoạn văn hay.

VD: Em luôn coi các bạn trong Tổ 2 là những người bạn thân yêu nhất. Tổ trưởng  Linh Chi là người đa tài nhất. Bạn ấy vừa hát hay lại vừa chơi cờ giỏi. Hùng, Tuấn, Nam là những học sinh giỏi của môn Toán. Hương, Cường, Hoa là những thiên tài về văn. Mỗi người một vẻ. Mười người trong tổ là mười bông hoa đẹp của Tổ 2 thân yêu.

Các thày cô giáo và bạn đọc kính quý. Trên đây, tôi vừa trình bày tiến trình sư phạm chi tiết cho hai bài dạy khó nhất trong loạt bài về câu kể của TV4. Rất mong được hồi âm và trao đổi kinh nghiệm cùng các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn tạp chí Thế giới trong ta đã đăng giúp tôi bài viết này.

                            Hải Dương, ngày 02 tháng 04 năm 2024

                                       Nguyễn Thị Thúy

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bác Hồ - Vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; Người đã đi xa nhưng vẫn để lại cho chúng ta một di sản tinh thần ... Cập nhật lúc : 8 giờ 48 phút - Ngày 22 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Tháng 4, còn là tháng ghi lại dấu ấn một ngày lịch sử trọng đại, ngày lễ lớn của dân tộc - ngày đoàn tụ, Bắc - Nam sum họp, non sông thu về một mối. Với mỗi người dân Việt Nam, 30/4/1975 là ... Cập nhật lúc : 8 giờ 47 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện sự hướng dẫn của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kim Thành về việc tổ chức kỳ thi vòng cấp Quốc Gia Violympic Tiếng Việt,Toán năm học 2023-2024. Ngày 12 tháng 4 năm 2024, trường Ti ... Cập nhật lúc : 7 giờ 12 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hình thành niềm yêu thích và thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng vững chắc cho em không những học tốt môn Tiếng Việt mà còn giúp các em học tốt các môn học khác. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 16 phút - Ngày 15 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bộ môn Mĩ thuật là một trong những hoạt động có ý nghĩa và là sân chơi bổ ích cho các em. Qua đây nhằm giúp các em học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 12 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Tết Nguyên Đán là dịp quan trọng nhất trong năm, là một biểu tượng văn hóa vô cùng ý nghĩa của người Việt. Mỗi năm cứ dịp tết đến xuân về, người ta lại hay dùng giấy đỏ mực tàu để viết chữ t ... Cập nhật lúc : 14 giờ 27 phút - Ngày 12 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Mục tiêu của giáo dục 2018 trong các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng nhằm trang bị cho HS những kỹ năng, năng lực cần thiết. Chương trình được xây dựng trên tinh thần“Mang cuộc s ... Cập nhật lúc : 15 giờ 10 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình Toán lớp 4 hướng dẫn học sinh các nội dung về phân số (khái niệm, đọc viết, so sánh, thực hành tính và vận dụng giải toán). Đây là một nội dung học sinh lớp 4 thường gặp khó khă ... Cập nhật lúc : 10 giờ 25 phút - Ngày 8 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam chia câu theo mục đích nói thành các kiểu câu là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến. Vì là chia theo mục đích nói nên mỗi câu được dùng v ... Cập nhật lúc : 14 giờ 15 phút - Ngày 5 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Trong chương trình Luyện từ và câu Tiếng Việt 4 (LTVC TV4), có thể nói những bài về câu kể là rất khó dạy. Từ lâu, tôi đã để tâm nghiên cứu tìm cách gỡ khó cho các bài dạy này và có mong muố ... Cập nhật lúc : 14 giờ 13 phút - Ngày 5 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Thông tư 59 -trường Chuẩn quốc gia
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CÔNG KHAI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
CÔNG KHAI THÔNG TIN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG TIN VỀ CHẤT LƯỢNG THỰC TẾ NĂM HỌC 2022- 2023
CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG BÁO CÔNG KHAI KẾ HOẠCH Tiếp nhận, quản lí và sử dụng nguồn tài trợ ( máy tính, điều hòa) Năm học 2022-2023
Thông báo điều chỉnh thời gian
Kế hoạch thi tuyển viên chức năm 2021
THÔNG BÁO Cam kết chất lượng giáo dục của trường tiểu học, năm học 2021 - 2022
TTHÔNG BÁO Công khai thông tin chất lượng giáo dục tiểu học thực tế, năm học 2020 -2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin cơ sở vật chất của trường tiểu học, năm học 2021-2022
TTHÔNG BÁO Công khai kết quả nhận tài trợ và tình hình mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạtđộng dạy học từ nguồn kinh phí tài trợ Năm học 2020 – 2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên Năm học 2021 - 2022
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Chương trình giảm tải học kì 2 của BGD các môn
Kế hoạch dạy học trên mạng Internet các lớp
123456