PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC THÀNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

             Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 5

                 Chúng ta cũng biết, Trong thời kì xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh là một việc rất quan trọng

Để thực hiện tốt Chương trình dục PT 2018. Đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục cho HS lớp 5 là vấn đề cần thiết và quan trọng trong các trường Tiểu học. Để làm tốt được điều đó chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

1. Nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp

1.1 Khảo sát phân loại đối tượng HS

- Ngay từ đầu năm GVCN cần khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp

- Việc  khảo sát đối tượng có thể  thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.

- Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm

Qua việc KSCL  GV sẽ tiếp nhận thông tin chi tiết từng học sinh về khả năng học tập từng môn học, các biểu hiện về năng lực và phẩm chất. Sau đó GV cần chia nhóm đối tượng HS, phân loại đối tượng học sinh theo nhóm phù hợp với khả năng tiếp thu của HS  để từ đó có hình thức tổ chức dạy học và rèn luyện phù hợp đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời phù hợp với năng lực của từng HS. Dựa trên KQ phân loại đối tượng HS, GV phân loại năng lực học tập của từng em để từ đó chỉ định chỗ ngồi của các em, sao cho những học sinh khá giỏi có điều kiện giúp đỡ các em yếu kém, những em còn yếu và hay lơ là trong học tập thì cần xếp ngồi đầu bàn và dồn dần lên trên để hằng ngày tiện theo dõi, uốn nắn sửa
chữa kịp thời.

1.2 Xây dựng kế hoạch dạy học, chương trình phù hợp đảm bảo tính pháp lí.

Việc tổ chức thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.

+ Giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình. Tổ trưởng, khối trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với thực tế HS trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh. GV chủ động trong việc thực hiện linh hoạt nội dung chương trình. Trên cơ sở thống  nhất, GV lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình và thực hiện.

+ Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học  một cách hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh. GV cần tạo ra các tiết học nhẹ nhàng không gây áp lực cho các em. Tạo cho các em sự thích thú mong chờ được học các tiết học tiếp theo. Giúp các em phát huy hết khả năng của bản thân và đạt được kết quả học tập tốt nhất. Giáo viên cho Hs làm các bài đánh giá môn học theo từng nội dung để từ đó điều chỉnh hình thức tổ chức phương pháp dạy học phù hợp với Hs ở từng thời điểm. Quan tâm đến cả 3 nội dung phát triển toàn diện HS về hoàn thành các môn học, về năng lực, về phẩm chất. Riêng đối tượng HSY cần được hỗ trợ nhiều hơn, HSG cần làm quen với các tình huống mới phát huy sáng tạo và tư duy của các em. GV cần dạy tốt kiến thức cơ bản, từ kiến thức cơ bản, GV mở rộng, nâng cao kiến thức cho phù hợp, đặc biệt phần liên hệ thực tế. Rèn kĩ năng làm bài cho HS (đặc biệt phần trình bày môn Toán, cách phân bố thời gian làm bài). Ra đề bài từ dễ đến khó. Hằng tháng khảo sát chất lượng để đánh giá chất lượng HS. Từ đó có hướng điều chỉnh kế hoạch nội dung dạy học cho phù hợp  đồng thời thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp điều kiện thực tế tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

1. 3. Đổi mới PPDH, hình thức tổ chức các tiết dạy

- Thực tế hiện nay việc ĐMPPDH chưa triệt để dẫn đến HS còn chưa năng động, tính tích cực, tự chủ, tự lập chưa cao, sự hào hứng trong mỗi tiết dạy của HS chưa nhiều.

- Mỗi GV cần mạnh mẽ ĐMPPDH, sử dụng nhiều hình thức dạy học như dạy học theo nhóm, dạy học theo đề án… để phát huy tính tích cực của từng HS, dạy học trải nghiệm trong mỗi tiết học( VD: môn KH, những phần kiến thức liên quan đến ĐV, TV cần cho HS trải nghiệm, tạo cho HS thích tìm tòi, khám phá. Từ đó phát triển động lực học tập cho HS. Các tiết TV lớp 4,5 phần miêu tả áp dụng hiệu quả dạy học trải nghiệm, không nói xuông. VD: Phần tả cây cối cho HS ra sân trường quan sát cây cối, , phần tả cảnh cần cho HS trải nghiệm quan sát cảnh vật, GV HD các em quan sát qua nhiều giác quan, mắt nhìn, mũi ngửi, xúc giác cảm nhận về cây, các em sẽ có những cảm nhận thú vị tạo cảm hứng khi viết văn.

- GV cần mạnh mẽ đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực HS, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, GV cần phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

- Trong mỗi tiết dạy GV cần tổ chức các HĐ học tập nhằm  phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy của HS. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

- Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục chính vì vậy mỗi GV cần phải tâm huyết với nghề, yêu thương HS, biết động viên khuyến khích HS tham gia các HĐ học tập, xây dựng môi trường học tập thân thiện. Trong giờ học GV tậptrung rèn luyện các kĩ năng đã học, ôn tập kiến thức đã học, mở rộng và năng cao KT trên cơ sở các kiến thức cơ bản.

- Tổ chức cho các em học cá nhân và học theo nhóm, luôn tạo không khí thoải
mái, tự nhiên, tránh gây căng thẳng và luôn trân trọng những phát hiện, những ý
kiến của các em dù là rất nhỏ để hình thành ở các em niềm tin vào bản thân
mình.

- GV Tăng cường dự giờ, thăm lớp nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề đội ngũ giáo viên; Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tăng cường sinh hoạt có chất lượng, tránh hình thức; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các giờ học, các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên

- Bồi dưỡng đội ngũ tốt  là điều kiện hàng đầu nâng cao chất lượng HS ; coi trọng bồi dưỡng đội ngũ GV tâm huyết với nghề, yêu thương HS, có tinh thần tự học, tự  rèn; có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng tốt, vững vàng về trình độ chuyên môn.  Nhà trường thường xuyên tổ chức trao đổi về việc đổi mới phương pháp và thực hiện chương trình mới. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bố trí các tiết dạy minh họa để tìm ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất với thực tế của trường, tìm tòi các biện pháp để khắc phục những vấn đề còn vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó còn trao đổi về kinh nghiệm trong tổ chức lớp học, trang trí không gian lớp học, cách vận động phụ huynh tham gia phối hợp trong công tác giáo dục học sinh.. Mỗi GV phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề thông qua tự học cá nhân, dự giờ thăm lớp, tham gia các chuyên đề, hội giảng, thi GVG, viết SK, viết bài gửi trên các tập san GD, . tra mạng lấy đề kiểm tra tham khảo.... Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp  để học tập kinh nghiệm. Tích cực đọc tài liệu, STK, học tập, nghiên cứu vận dụng tốt các văn bản hướng dẫn của. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, thảo luận cách bồi dưỡng HSNK, phụ đạo Hskhó khăn trong học tập, tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng sinh hoạt CM theo hướng nghiên cứu bài học cho các thành viên trong tổ. 

- Phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đi kèm theo công tác phân công chính là công tác kiểm tra, đánh giá kết quả lao động của cá nhân, tập thể được phân công để đánh giá mức độ hoàn thành công việc như thế nào? Từ đó có bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời kịp thời phát hiện năng lực của giáo viên và có kế hoạch bồi dương phát huy hoặc khuyến khích giáo viên tiến bộ.

- Thường xuyên mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các buổi thao giảng, phối hợp mở các buổi hội giảng trao đổi về phương pháp giảng dạy, biện pháp giáo dục học sinh.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

3. Làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh

Gia đình - nhà trường và xã hội là mối quan hệ không thể thiếu trong nhà trường phổ thông đặt biệt là trong trường tiểu học. Nhà trường phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhằm huy động mọi lực lượng của cộng đồng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh. Là cánh tay đắc lực hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho tập thể cán bộ, giáo viên tạo điều kiện trang bị đồ dùng dạy học, là nguồn động viên lớn đối với ý thức học tập và rèn luyện của học sinh.

- Nhà trường và Gv phải tuyên truyền cho phụ huynh qua trao đổi về cách dạy con em mình, hiểu được mục đích, ý nghĩa chương trình sách giáo khoa, hiểu được chủ chương giáo dục theo quan điểm cải cách đổi mới trong các cuộc họp phụ huynh. Khi sinh hoạt ngoại khóa mời phụ huynh cùng tham gia trải nghiệm, cùng theo dõi giờ học của con ở lớp,  giúp phụ huynh nhận thức được sâu sắc hơn về công tác GD. Từ đó cha mẹ học sinh tham gia một cách tự nguyện trong việc đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục cụ thể như trang trí lớp học, chỉnh trang trường lớp nơi con em mình học tập. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để cùng kèm cặp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng bằng cách thông tin qua sổ liên lạc, gặp gỡ trao đổi ,không chờ đến các cuộc họp phụ huynh mới trao đổi. Nếu trong lớp có học sinh ch­ưa học tốt, giáo viên phải liên hệ với phụ huynh hoặc ghé thăm gia đình HS để tìm hiểu nguyên nhân. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên cần tìm hiểu tận tình, tìm biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em.  Gv phải có kế hoạch trao đổi tình hình học tập của Hs ở từng mảng cụ thể với phụ huynh Hs để từ đó phụ huynh có biện pháp kèn cặp nhằm khắc phục những mảng kiến thức  còn thiếu sót. Cùng phụ huynh Hs đầu tư cơ sở vật chất trong lớp học để phục vụ tốt công tác dạy và học có áp dụng công nghệ thông tin. Thống nhất cùng phụ huynh học sinh hình thức học tập ở lớp, ở nhà của Hs.

Trên đây là một số ý kiến của trường tôi về công tác Nâng cao chất lượng giáo duc HS lớp 5 trong năm học này. Tôi tin nếu chúng ta làm tốt được một số vấn đề trên thì sẽ nâng cao được hiệu quả GD cho HS lớp 5. Bản báo cáo của tôi chắc chắn còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự trao đổi góp ý của các đồng nghiệp để bản báo cáo của tôi hoàn chỉnh hơn.                                                                                              

                                                                                  Người viết

 

                                                                               Nguyễn Thị Thúy

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện công văn 2121 SGDĐT-VP ngày 02/10/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo(GD & ĐT) về lịch tổ chức các cuộc thi, hội thi năm học 2024-2025; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 202 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 56 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
- Ngay từ đầu năm GVCN cần khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp - Việc khảo sát đối tượng có thể thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qu ... Cập nhật lúc : 15 giờ 37 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Tai nạn thương tích (TNTT) là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của những năng lượng ( bao gồm: cơ học, nhiệt, điện, hóa học, phóng xạ…) với mức độ, tốc độ khác nhau, q ... Cập nhật lúc : 15 giờ 35 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn 2121/ SGDĐT – VP ngày 02/10/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) về lịch tổ chức các cuộc thi, hội thi năm học 2024-2025; Công văn số 385/ PGDĐT – GDTH ngày 29/8/2024 ... Cập nhật lúc : 23 giờ 46 phút - Ngày 3 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Trong tuần học 12 bài Năng lượng điện môn Khoa học, lớp 5C dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên cùng với sự sáng tạo của HS đã thành công tiết dạy Bài học STEM : Đèn pin bỏ túi. Với y ... Cập nhật lúc : 15 giờ 28 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Môn Tin học là môn học mới trong chương trình Tiểu học. Mục tiêu của môn học này là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về máy tính, là tiền đề để các em ... Cập nhật lúc : 14 giờ 51 phút - Ngày 27 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành nhằm đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao trong học sinh, tạo môi trường giao lưu, rèn luyện sức khỏe, thể chất, động viê ... Cập nhật lúc : 14 giờ 21 phút - Ngày 27 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi ngườ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 17 phút - Ngày 27 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn 2121/ SGDĐT – VP ngày 02/10/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) về lịch tổ chức các cuộc thi, hội thi năm học 2024-2025; Công văn số 385/ PGDĐT – GDTH ngày 29/8/2024 ... Cập nhật lúc : 22 giờ 11 phút - Ngày 26 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Đất nặn là một trò chơi giáo dục và giải trí dành cho trẻ em. Trong hoạt động này, học sinh sử dụng đất nặn để tạo ra các hình dạng khác nhau như đồ chơi, hoa quả, ngôi nhà, con vật, cây cối ... Cập nhật lúc : 10 giờ 18 phút - Ngày 26 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Thông tư 59 -trường Chuẩn quốc gia
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CÔNG KHAI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
CÔNG KHAI THÔNG TIN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG TIN VỀ CHẤT LƯỢNG THỰC TẾ NĂM HỌC 2022- 2023
CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG BÁO CÔNG KHAI KẾ HOẠCH Tiếp nhận, quản lí và sử dụng nguồn tài trợ ( máy tính, điều hòa) Năm học 2022-2023
Thông báo điều chỉnh thời gian
Kế hoạch thi tuyển viên chức năm 2021
THÔNG BÁO Cam kết chất lượng giáo dục của trường tiểu học, năm học 2021 - 2022
TTHÔNG BÁO Công khai thông tin chất lượng giáo dục tiểu học thực tế, năm học 2020 -2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin cơ sở vật chất của trường tiểu học, năm học 2021-2022
TTHÔNG BÁO Công khai kết quả nhận tài trợ và tình hình mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạtđộng dạy học từ nguồn kinh phí tài trợ Năm học 2020 – 2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên Năm học 2021 - 2022
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Chương trình giảm tải học kì 2 của BGD các môn
Kế hoạch dạy học trên mạng Internet các lớp
123456